Nhạc sĩ là gì
Đây là từ được rất nhiều người dùng nhưng một phần nhỏ trong số đó lại hiểu chưa đúng lắm. Nghệ sĩ là từ dùng để chỉ những người tham gia lao động trong những lĩnh vực sáng tạo, tập luyện hay biểu lộ, biểu diễn nghệ thuật. Nghệ thuật ở đây bao hàm rất nhiều lĩnh vực như: hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh, nhảy múa và cả âm nhạc.
Bạn đang xem: Nhạc sĩ là gì




http://www.nhaccuatui.com/nghe-si-trinh-cong-son.html
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Nhạc sĩ sáng tác ca khúc thường sẽ viết giai điệu, lời nhạc cho một ca khúc. Họ có thể là những người có tâm hồn bay bổng, tự do, thích phiêu với âm thanh, giọng hát để tạo ra những giai điệu mượt mà, mới lạ. Họ cũng có thể biết chơi một nhạc cụ nào đó như nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (piano) cùng nhiều nhạc sĩ thế hệ trước, nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường (guitar) và nhiều nhạc sĩ trẻ sau này….. Một số nhạc sĩ sáng tác ca khúc còn có vốn sống, vốn từ phong phú khiến cho lời ca của mình sâu sắc, hàm nghĩa và uyên thâm như của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chẳng hạn.
Bên cạnh đó cũng có không ít nhạc sĩ, sáng tác rất nhiều ca khúc thành công, nhưng lại ít kiến thức âm nhạc và thậm chí không chơi được nhạc cụ nào cả. Điều họ làm là dựa trên một bản nhạc nền có sẵn rồi hát ngẫu hứng theo, họ đôi khi lại dùng chính các giai điệu nào đó đã có rồi bẻ lại, sửa đổi, thêm thắt cho thành của mình. Đôi khi họ lại ngẫu hứng, phiêu theo không gian mà không hề có một nhạc cụ, hòa âm hỗ trợ rồi ghi âm lại và chuyển cho các nhạc sĩ hòa âm, phối khí ở các công đoạn sau rồi thu bản demo gửi ca sĩ, ca sĩ thích sẽ chọn để phát hành. Rất nhiều tác phẩm như vậy đã thành công trong nền âm nhạc của Việt Nam và cả thế giới.
Một số nhạc sĩ sáng tác ca khúc tuy không qua đào tạo bài bản, không có kiến thức chuyên môn cao, nhưng với sự cảm nhận tinh tế, sự cố gắng hoàn thiện bản thân và luôn rèn luyện, trau dồi kiến thức của mình, họ cũng đã mang đến cho nền âm nhạc những tác phẩm hay, có giá trị.
Một số nhạc sĩ sáng tác ca khúc khác, chạy theo danh tiếng, tận dụng sự dễ dàng của công nghệ hỗ trợ (máy ghi âm, nhạc nền có sẵn…), giá thành sản xuất âm nhạc ở Việt Nam quá rẻ đã cho ra hàng loạt sản phẩm thiếu chiều sâu, giai điệu trùng lặp, ca từ không trau chuốt, bố cục âm nhạc rời rạc đôi khi thiếu hợp lý, thủ thuật sáng tác kém tinh tế khiến nền âm nhạc nước nhà càng khó phát triển vươn tầm với thế giới.
Là một người nghe, chúng ta phải nâng dần ý thức âm nhạc của mình, tìm hiểu giá trị thật sự của một ca khúc, nghe, ủng hộ và cổ vũ những tác giả, tác phẩm có giá trị, không tiếp tay cho những tác phẩm chưa thật sự được đầu tư nghiêm túc và đúng đắn.
Xem thêm: Những Game Miễn Phí Trên Steam 2017, Top Game Miễn Phí Trên Steam Cực Hay
Đây là một trong những nhạc sĩ có kiến thức nhiều hơn so với nhạc sĩ sáng tác. Hòa âm (Harmonization) là việc đặt những hợp âm (chords) phù hợp với đường giai điệu (melody line) của tác phẩm ban đầu.Thường thì một ca khúc đã được hòa âm sẵn ngay khi sáng tác bởi phần đệm đàn của nhạc công hay chính nhạc sĩ, hoặc phần hòa âm từ nhạc nền như đã nói ở phần sáng tác ca khúc. Đôi khi một ca khúc chỉ mới có giai điệu sẽ được đặt hòa âm thích hợp trước khi phối khí. Đôi khi chính công việc hòa âm cũng đã được “tích hợp” vào trong quá trình phối khí của những nhạc sĩ làm công việc phối khí trên máy tính.
Trước thế kỉ 20, chưa có công nghệ thu âm, làm nhạc trên máy tính, một nhạc sĩ sáng tác ra giai điệu sẽ cần đến người đặt hòa âm cho mình, sau đó muốn hoàn thiện thành một bài nhạc thì cần phải có một nhà soạn nhạc để phối khí lại trên giấy (scoring) dựa trên bản hòa âm (harmonization) đó, rồi nhà soạn nhạc sẽ tìm kiếm những nghệ sĩ biểu diễn để hình thành tác phẩm phối khí của mình.Một tác phẩm có thể có nhiều bản hòa âm khác nhau, có thể hòa âm đi, hòa âm lại (re-harmonization) nhiều lần bởi một hoặc nhiều nhạc sĩ khác nhau.
Là người có kiến thức sâu và uyên thâm trong âm nhạc. Các nhà soạn nhạc là những người viết ra âm nhạc cho nhiều loại nhạc cụ và cả giọng hát, họ có thể soạn ra một vở nhạc kịch (opera) với nhiều bè phối đan xe, cũng có thể soạn ra những bản giao hưởng hoành tráng được chơi bởi một dàn nhạc lớn. Họ phải viết từng giai điệu, từng bè một cho mỗi một nhạc cụ xuất hiện trong bài nhạc. Do đó, họ phải hiểu được đặc tính âm thanh, cảm xúc, màu sắc từng nhạc cụ cụ thể. Một tác phẩm như thế đôi khi lên đến cả trăm nhạc cụ cùng chơi.
Trước đây họ thường sẽ soạn trên giấy nhưng với công nghệ máy tính hiện đại, họ có thể dùng các phần mềm viết nhạc như Sibelius hoặc Final để ghi lại tác phẩm của mình và nghe lại ngay mà không cần đến nghệ sĩ biểu diễn để chơi thử nữa. Việc này rút ngắn giai đoạn và công sức các nhạc sĩ rất nhiều, họ không cần phải mất thời gian, chi phí mời nhạc công/ca sĩ đến thể hiện thử, rồi lại sửa, rồi lại thử lại…. Tất nhiên vai trò của nghệ sĩ biểu diễn lúc này không mất đi mà sẽ xuất hiện khi nhà soạn nhạc cần biểu diễn tác phẩm của mình trước công chúng.
Xem thêm: Nhìn Lại Những Bảo Bối Công Nghệ Có Thật Của Doremon Ngoài Đời Thật?
Đã là nhà soạn nhạc, đương nhiên kiến thức uyên thâm, tinh tế của họ trong âm nhạc là một sự chắc chắn. Một số những nhà soạn nhạc cũng lựa chọn cho mình những hướng phát triển riêng, như Hans Zimmer – một bậc thầy về soạn nhạc cho các phim điện ảnh lớn nhất của Hollywood, hay như Yanni – một nhà soạn nhạc lừng danh với thể loại nhạc New Age, World music mà phần lớn chúng ta thường được nghe trong các hội nghị trang trọng nhất.