Ép âm cọc là gì

  -  
Tìm hiểu về phương pháp ép cọc âm và ép cọc dương

Trên thực tế, nhiều người có thể nghe về phương pháp ép cọc âm và ép cọc dương. Nhưng không phải ai cũng hiểu được ép cọc âm và ép cọc dương là gì? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn những câu hỏi này một cách ngắn gọn nhất.

Bạn đang xem: ép âm cọc là gì

Ép cọc âm và ép cọc dương thực chất là hai phương pháp thi công thường thấy khi thi công ép cọc bê tông cho các công trình xây dựng. Dưới đây là một số kiến thức về 2 phương pháp này:

*

Ép cọc âm là gì?

Ép cọc âm là phương pháp rất phổ biến hiện nay giúp tiết kiệm tối đa chi phí đổ móng và đào công trình. Phương pháp này thường được sử dụng thi công cho các công trình có nền móng thấp hơn nền đất 50 phân đến 1m. Hiện nay, có rất nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn phương pháp ép cọc âm để giúp cho quá trình thi công và xây dựng nền móng vững chắc hơn.

Để ép cọc âm người ta thường sử dụng máy Neo hoặc máy tải thi công bằng cách đóng cọc bê tông xuống nền đất, những cách mặt đất chứng 50cm đến 1m để cho đội thi công dễ đổ móng sau này.

Trong quá trình thi công ép cọc bê tông, khi ép cọc đến đoạn cuối cùng muốn đưa dầu cọc xuống một cốt âm nào đó so với cốt tự nhiên thì các bạn có thể cân nhắc dùng 2 phương pháp sau:

Phương pháp 1: Dùng cọc phụ

Bạn dùng 1 cọc bê tông cốt thép phụ có chiều dài lớn hơn chiều cao từ đỉnh cọc trong đài đến mặt đất tự nhiên 1 đoạn từ 1 – 1,5m để ép hạ đầu cọc xuống cao trình cốt âm cần thiết.

Thao tác cụ thể như sau: Khi đã ép tới đoạn cuối cùng của cọc, ta hàn nối tiếp 1 đoạn cọc phụ có chiều dài khoảng 2,5m lên đầu cọc. Sau đó đánh dấu lên thân cọc phụ chiều sâu cần ép xuống để khi ép các đầu cọc sẽ tương đối đều nhau, không bị nhấp nhô.

Xem thêm: Clash Of Clans Việt - Vietnamese / Supercell Id

Để xác định được độ sâu của cọc cần dùng máy kinh vĩ đặt lên mặt trên của dầm thép chữ I để xác định được cao trình thực tế và tính toán được chiều sâu cần ép lên thân cọc phụ. Tiến hành thi công cọc phụ như cọc chính tới chiều sâu đã vạch sẵn trên thân cọc phụ.

*

Phương pháp 2: Ép âm

Với phương pháp này, người ta dùng 1 đoạn cọc dẫn để ép cọc xuống cốt âm như thiết kế, sau đó thì lại rút cọc lên ép cho cọc khác. Trên thực tế, cọc ép âm có thể là bê tông cốt thép hoặc cọc thép.

Vì hành trình pistong áy ép chỉ có thể ép được cách mặt đất tự nhiên 0,6 đến 0,7m nên chiều dài cọc sẽ được lấy từ cao trình đỉnh cọc trong đài đến mặt đất tự nhiên cộng thêm 1 đoạn 0,7m là hành trình pisttong như trên và có thể lấy thêm ra 0,5m nữa để giúp thao tác ép cọc âm được dễ dàng hơn.

*

Ép cọc dương là gì?

Ép cọc dương thực chất là khi thi công ép cọc bê tông thì chiều dài của cọc được ép bị dài ra so với thiết kế ban đầu. Phần cọc bị dư ra sẽ được gọi là cọc dương. Thông thường thì thi công cọc ép cần tuân thủ theo bản vẽ thiết kế.

Xem thêm: Từ Điển Việt Lào " Dại Trai Là Gì Là, Chuyện Những Cô Nàng Dại Trai

Chiều dài cọc cũng được quy định từ trước. Nên khi thi công tùy theo từng địa chất của công trình mà đôi khi vẫn phát sinh ra các phần cọc dương. Phần cọc dương này đa phần sẽ không ảnh hưởng đến thiết kế của móng cũng như chất lượng của công trình.