Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Là Gì

  -  

Ngày nay, cơ sở dữ liệu địa chính đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý đất đai. Vậy cơ sở dữ liệu địa chính là gì? Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai thế nào? Bài viết này, ACC sẽ mang đến cho bạn đọc một vài thông tin quan trọng liên quan đến nội dung cơ sở dữ liệu địa chính là gì.

Bạn đang xem: Cơ sở dữ liệu địa chính là gì

*

Cơ sở dữ liệu địa chính là gì?


1. Cơ sở pháp lý

Công văn số về 159/TCQLĐĐ-CĐKTK về Hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT.

2. Cơ sở dữ liệu địa chính là gì?

Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại. Trong nhiều năm qua, các địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện ở nhiều địa bàn. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa chính là gì được quy định tại Công văn số về 159/TCQLĐĐ-CĐKTK về Hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, theo đó:

Cơ sở dữ liệu địa chính là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính (gồm dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác có liên quan) được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử.

3. Cấu trúc của cơ sở dữ liệu địa chính là gì

Hiểu được khái niệm cơ sở dữ liệu địa chính là gì, việc phân tích cấu trúc của nó đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai. Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc tính địa chính.

Cơ sở dữ liệu địa chính là gì? Dữ liệu bản đồ địa chính được lập ra để làm gì? Những hoạt động này với mục đích nhằm mô tả các yếu tố gồm tự nhiên có liên quan đến việc sử dụng đất bao gồm các thông tin:

Vị trí, hình dạng, kích thước, toạ độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng của các thửa đất;Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thuỷ văn gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối; hệ thống thuỷ lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống; hệ thống đường giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín;Vị trí, tọa độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình;Điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.

Các cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính bao gồm các thông tin:

Thửa đất gồm mã thửa, diện tích, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính;Các đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất (không có ranh giới khép kín trên bản đồ) gồm tên gọi, mã của đối tượng, diện tích của hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi, hệ thống đường giao thông và các khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín;Người sử dụng đất hoặc người quản lý đất gồm tên, địa chỉ, thông tin về chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, văn bản về việc thành lập tổ chức;Tình trạng sử dụng của thửa đất gồm hình thức sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, những hạn chế về quyền sử dụng đất, số hiệu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, mục đích sử dụng, giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai;Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm những thay đổi về thửa đất, về người sử dụng đất, về tình trạng sử dụng đất.

4. Quy định kỹ thuật về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là gì

Theo thông tư 17/2010/TT-BTNMT, Quy định kỹ thuật về chuẩn địa chính Việt Nam được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu chuẩn hoá cho các hoạt động sau:

Thứ nhất là xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: dữ liệu địa chính phải được xây dựng trên cơ sở một quy định chung, nhằm đảm bảo toàn bộ dữ liệu địa chính đều được xây dựng dựa trên các mô hình và quy tắc chung.Thứ hai, trao đổi dữ liệu địa chính: dữ liệu địa chính được trao đổi và chia sẻ trên cơ sở mọi dữ liệu địa chính được định nghĩa và xây dựng theo một quy định chuẩn dữ liệu địa chính chung, được mã hoá theo quy định, độc lập nền tảng về dữ liệu mở.Cuối cùng là cập nhật dữ liệu địa chính: các quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính được thiết kế sao cho có thể hỗ trợ tối đa cho các hoạt động cập nhật dữ liệu địa chính.

Xem thêm: Top 12 Game Bài Tiến Lên Online Zing Play, Choi Game Danh Bai Online Tren Zing Me

5. Câu hỏi thường gặp

Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia như thế nào?

2. Cơ sở dữ liệu đất đai do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng gồm:

a) Cơ sở dữ liệu địa chính: dữ liệu về lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận), hồ sơ địa chính;

b) Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: dữ liệu báo cáo, biểu, bảng số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện, tỉnh; dữ liệu về quản lý sử dụng đất theo chuyên đề được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

c) Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: dữ liệu báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bản đồ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh, cấp huyện;

d) Cơ sở dữ liệu giá đất: dữ liệu bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh, bổ sung; hệ số điều chỉnh giá đất; giá đất cụ thể; giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất; thông tin giá đất trong Phiếu thu thập thông tin về thửa đất.

Cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu địa chính?


Nguyên tắc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia như thế nào?

1. Việc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, khoa học, kịp thời.

2. Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được thực hiện theo quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải được xây dựng đồng thời và được liên kết, tích hợp với nhau; trường hợp chưa đủ điều kiện thì ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

4. Quy mô tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện.

Xem thêm: Muôn Kiểu Ăn Bánh Flan Ăn Kèm Với Gì ? Các Lưu Ý Khi Ăn Bánh Flan

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính như thế nào?

Dữ liệu không gian địa chính được xây dựng trên cơ sở thu nhận kết quả của quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính và các nguồn dữ liệu không gian địa chính khác có liên quan. Dữ liệu thuộc tính địa chính được xây dựng trên cơ sở thu nhận kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính và các nguồn dữ liệu thuộc tính địa chính khác có liên quan.